0912.338.559 - 0983.236.474 kientranluatsu@gmail.com 117 Võ Chí Công - phường Xuân La - quận Tây Hồ - TP. Hà Nội
Tìm kiếm bài viết
slide-demo
Trang chủ/Tư vấn đất đai/Luật Đất đai 2024 và sự bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất

Luật Đất đai 2024 và sự bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất

Luật Đất đai 2024 đã đem lại nhiều thay đổi quan trọng trong việc quản lý và sử dụng đất. Bài viết này sẽ giới thiệu về những điểm mới và cung cấp thông tin về cách bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất. Hãy cùng tìm hiểu với Luật Kiên Trần ngay dưới bài viết này nhé.

1. Bảo vệ quyền lợi cho người dân có đất bị thu hồi

Luật Đất đai 2024 đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi để làm dự án. Điều này giúp giải quyết tình trạng các dự án “treo” nhiều năm, tạo điều kiện sống tốt hơn cho người dân.

Đồng thời, Luật Đất đai 2024 đã quy định cụ thể về thẩm quyền thu hồi đất, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, đồng thời đảm bảo việc thực hiện đúng quy định pháp luật.

Căn cứ vào Điều 83 Luật đất đai 2024 quy định thẩm quyền thu hồi đất như sau:  

1.1. Trường hợp thu hồi đất, tài sản gắn liền với đất là tài sản công:

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: tổ chức trong nước, tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc, người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài

- Ủy ban nhân dân cấp huyện: 

+ Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh

+ Thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng

1.2. Trường hợp thu hồi đất liên quan đến quốc phòng, an ninh

- Đã có trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh là đất để chuyển giao cho địa phương thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì phải có sự thống nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng và Bộ trưởng Bộ Công an. Trường hợp không thống nhất ý kiến, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

- Chưa có trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh thì Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận

- Để chuyển giao cho địa phương thực hiện dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng nhưng diện tích đất dự kiến thu hồi chưa được xác định trong quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, quy hoạch sử dụng đất an ninh là đất chuyển giao cho địa phương thì:

+ Quốc hội

+ Chính phủ

+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phối hợp với Bộ Quốc phòng đối với đất quốc phòng, với Bộ Công an đối với đất an ninh báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận. 

4

2. Cấm phân biệt đối xử trong quản lý và sử dụng đất

Cụ thể, Điều 11 Luật Đất đai 2024 quy định về 11 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đất đai bao gồm:

- Lấn đất, chiếm đất, hủy hoại đất.

- Vi phạm quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước về đất đai.

- Vi phạm chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về quản lý đất đai.

- Không cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin đất đai không chính xác, không đáp ứng yêu cầu về thời hạn theo quy định của pháp luật.

- Không ngăn chặn, không xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đất đai.

- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

- Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan có thẩm quyền.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

- Cản trở, gây khó khăn đối với việc sử dụng đất, việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

- Phân biệt đối xử về giới trong quản lý, sử dụng đất đai.

Tại Luật Đất đai 2013, những hành vi cấm bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 12, gồm 10 hành vi, cụ thể: 

- Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.

- Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.

- Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.

- Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.

- Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.

- Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

- Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.

- Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.

- Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

So với Luật Đất đai 2013, Luật Đất đai 2024 đã bổ sung quy định cấm hành vi phân biệt đối xử trong quản lý, sử dụng đất đai. Việc cụ thể hóa trong văn bản pháp luật giúp thúc đẩy tiến bộ xã hội, giúp cả 2 giới đều được tiếp cận tốt hơn với các chính sách đất đai, công bằng và bình đẳng trong quản lý và sử dụng đất.

Việc bình đẳng giới đã được quan tâm nhiều hơn khi đã xuất hiện quy định liên quan đến quyền, nghĩa vụ của phụ nữ với vai trò là người sử dụng đất. 

3. Bảo vệ diện tích đất trồng lúa

Cụ thể, khoản 1, Điều 182 Luật Đất đai 2024 quy định rõ: "Đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa và đất trồng lúa còn lại. Đất chuyên trồng lúa là đất trồng từ 2 vụ lúa trở lên". Như vậy, đất trồng lúa bao gồm đất chuyên trồng lúa (đất trồng từ 2 vụ lúa trở lên) và đất trồng lúa còn lại (đất trồng 1 vụ lúa).

Đây là giải pháp hạn chế tình trạng luật khung, luật ống. Mặt khác, đất trồng lúa đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo đảm an ninh lương thực, nên được Nhà nước bảo vệ rất nghiêm ngặt. Muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa phải tuân theo quy trình rất chặt chẽ và phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép. Quy định rõ thế nào là đất trồng lúa là cách để hạn chế chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, bảo vệ diện tích đất trồng lúa.

Trên đây là những ý kiến của Chúng tôi về Luật Đất đai 2024 và sự bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất. Công ty Luật TNHH Kiên Trần rất vinh hạnh được đồng hành cùng bạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH Kiên Trần hoạt động với phương châm “Nơi gửi giữ niềm tin”, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!  

(Người viết: Sùng Thị Sơ; Ngày viết: 20/8/2024)

--------------------------------------

Bài viết liên quan

- Những trường hợp không được sang tên sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024

- Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024: Cơ hội và Thách thức 

- Đánh giá tác động của Luật Đất đai 2024 với đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 

Mọi thông tin liên quan đến việc trao đổi công việc xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY LUẬT KIÊN TRẦN

Số điện thoại: 0912.338.559 - 0983.236.474

Địa chỉ: Số 117 Võ Chí Công - phường Xuân La - quận Tây Hồ - TP. Hà Nội

0912.338.559

button-up