Hiện nay, Luật Đất đai khi có hiệu lực sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng hợp lý nguồn lực đất đai, gắn với giải quyết các vướng mắc, tồn tại trên thực tế của từng địa phương, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế sâu rộng, từng bước hiện thực hóa mục tiêu mà cuộc cách mạng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đề ra.
Luật Đất đai 2024 có hiệu lực thì có 4 thách thức lớn mà các địa phương cần vượt qua để tổ chức thực thi Luật Đất đai 2024 một cách tốt nhất, để đưa những chính sách, những mục tiêu thực sự được hiện thực hóa đi vào cuộc sống.
Đầu tiên, khi Luật Đất đai có hiệu lực thì phải chuẩn bị một khối lượng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, cùng với đó về mặt nội dung các quy định hướng dẫn cũng rất nhiều. Đây là một thách thức không hề nhỏ.
Thứ hai, Luật Đất đai có rất nhiều nội dung chính sách giao cho Chính phủ hướng dẫn chi tiết phải đảm bảo đúng tinh thần, các mục tiêu chính sách của Luật, làm sao phải thể chế hóa đầy đủ nội dung, bởi nếu không sẽ dẫn đến một thực trạng Luật ban hành có thể tốt về mặt chính sách, tốt về mục tiêu, nhưng văn bản hướng dẫn “vô tình” tạo thêm những trở ngại không đúng như mong muốn của Luật.
Bên cạnh đó, khối lượng công việc của các cơ quan có liên quan trong tổ chức thực thi Luật Đất đai là rất lớn. Ví dụ, bây giờ chúng ta phải rà soát để tổ chức lại các công việc, quy trình mới, rồi rà soát năng lực của cán bộ trong việc tiếp cận, nhận thức đầy đủ Luật Đất đai 2024 để có thể xử lý, giải quyết kịp thời cho người dân khi Luật có hiệu lực. Hay ví dụ như vấn đề về xây dựng cơ sở dữ liệu Luật Đất đai; vấn đề rà soát, ban hành các quy chế, bộ thủ tục hành chính v.v... Ngoài ra chưa kể còn phải thông tin kịp thời và đầy đủ để cho các cán bộ thực thi hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu để có thể làm được, rồi người dân, doanh nghiệp và các đối tượng liên quan cũng hiểu đúng, hiểu đủ, hiểu thống nhất để có thể cùng thực thi Luật.
Thứ ba, cần phải nhận diện đó là nguồn quỹ đất có hạn. Chúng ta đều hiểu đặc tính của đất đai là không sinh sôi nảy nở, nên chẳng hạn chính sách về bố trí đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn ở miền núi nhưng việc thực thi chính sách không chỉ đơn thuần dựa vào quy định, dựa vào công tác tổ chức mà quan trọng nhất là nguồn quỹ đất. Cũng tương tự như cơ chế về bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Do vậy, khi mà nguồn quỹ đất hạn chế thì đây cũng là một thách thức rất lớn để đưa các chính sách được quy định trong Luật vào cuộc sống.
Thứ tư, có thể có những vướng mắc bất cập mà bây giờ chúng ta chưa thấy được và chỉ khi thực thi mới phát sinh, nhận diện được đầy đủ. Đó là việc chúng ta cũng phải lường trước để làm sao bám sát quá trình thực thi này, phát hiện kịp thời những vướng mắc, bất cập để kịp thời có giải pháp phù hợp để tháo gỡ, giảm bớt được khó khăn, bất cập đó.
Luật Đất đai khi đi vào cuộc sống sẽ hỗ trợ cho công tác quản lý đất đai, hỗ trợ cho việc thực hiện các thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp được tốt hơn. Tuy nhiên, đất đai là một lĩnh vực rất là phức tạp và nó luôn luôn thay đổi cùng với quá trình thay đổi của đất nước, biển động trên thế giới. Chính vì vậy, sẽ có nhiều “sản phẩm mới” được ra đời và nhiều nội dung liên quan đến công tác quản lý đất đai sẽ phát sinh trong thời gian tới và đòi hỏi công tác xây dựng luật, công tác tổ chức thi hành luật và công tác quản lý nhà nước liên quan đến cơ sở dữ liệu sử dụng đất cũng như liên quan đến thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện các điều khoản của Luật Đất đai sẽ luôn luôn cần phải đổi mới để mà thực hiện được tốt, giảm bớt thời gian, thủ tục và chi phí cho người dân để đất đai thực sự là nguồn lực có thể phát triển kinh tế - xã hội và đáp ứng được yêu cầu về nhà ở cho người dân.
Trên đây là toàn bộ ý kiến của chúng tôi về “Những thách thức trong việc triển khai các quy định mới của Luật Đất đai 2024 tại địa phương”. Mong rằng qua bài viết, công ty của chúng tôi đã có thể giúp bạn giải đáp được phần nào băn khoăn, thắc mắc và giúp bạn có thể nắm được những nội dung cơ bản về vấn đề này.
Công ty Luật TNHH Kiên Trần hoạt động với phương châm “Nơi gửi giữ niềm tin”, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Nguyễn Nhã Phương; Ngày viết: 19/8/2024)
----------------------------------------------------------
Xem thêm các bài viết liên quan
- Những trường hợp không được sang tên sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024
- Các văn bản pháp lý hướng dẫn Luật Nhà ở 2023 và Luật Đất đai 2024
- Những điểm mới nổi bật trong Luật Đất đai 2024