Luật Đất đai 2024 có tác động lớn đến các dự án hạ tầng giao thông, đặc biệt là trong việc thu hồi đất, bồi thường và tái định cư. Những thay đổi trong Luật này có thể ảnh hưởng đến cách thức triển khai, tiến độ và chi phí của các dự án giao thông quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu cùng Luật Kiên Trần trong bài viết dưới đây nhé.
1. Giải phóng mặt bằng
Một trong những vướng mắc lớn nhất của các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông từ trước đến nay là giải phóng mặt bằng (GPMB). Các chính sách, quy định liên quan đến GPMB thường không theo kịp thực tiễn; công tác GPMB nằm chung trong kế hoạch đầu tư xây dựng, mỗi khi bế tắc sẽ khiến cả dự án đình trệ.
Để giải quyết vấn đề này, Luật Đất đai 2024 đã có Điều 93 cho phép tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành dự án độc lập và việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án đầu tư. Đồng thời quy định, UBND cấp tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập và thực hiện dự án tái định cư để bảo đảm chủ động trong việc bố trí tái định cư cho người có đất bị thu hồi.
Việc phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và việc bố trí tái định cư phải được hoàn thành trước khi có quyết định thu hồi đất giúp cho việc GPMB thuận lợi nhanh chóng hơn, qua đó việc xây dựng các cơ sở hạ tầng giao thông cũng được thúc đẩy.
2. Tác động đến lĩnh vực vận tải công cộng
Luật Đất đai 2024 đã quy định cụ thể tại Điều 157 bổ sung thêm một số trường hợp được miễn, giảm tiền sử dụng đất từ ngày 1/8/2024. Đó là đất để làm bãi đỗ xe, xưởng bảo dưỡng phục vụ hoạt động vận tải hành khách công cộng; đất xây dựng công trình trên mặt đất phục vụ cho việc vận hành, khai thác sử dụng công trình ngầm. Miễn, giảm tiền sử dụng đất xây dựng kết cấu hạ tầng đường sắt chuyên dùng; đất xây dựng công trình công nghiệp đường sắt; đất xây dựng công trình phụ trợ khác trực tiếp phục vụ công tác chạy tàu, đón tiễn hành khách, xếp dỡ hàng hóa của đường sắt; Sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư.
Điều 157 quy định miễn, giảm tiền sử dụng đất không chỉ cho cơ sở hậu cần của xe buýt mà còn cho đường sắt đô thị (ĐSĐT). Điều này nhằm khuyến khích đầu tư trong nước vào hạ tầng ĐSĐT, bao gồm nhà ga, depot, đường ray, và công nghệ liên quan. Miễn, giảm phí sẽ giúp giảm chi phí sửa chữa, bảo trì và sản xuất thiết bị vận tải công cộng, từ đó tiết kiệm ngân sách và nâng cao năng lực sản xuất trong nước. Đây là chính sách khuyến khích phát triển vận tải công cộng và công nghiệp nội địa.
Trên đây là những ý kiến của Chúng tôi về “Luật Đất đai 2024 và tác động đến các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông”. Công ty Luật TNHH Kiên Trần rất vinh hạnh được đồng hành cùng bạn trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ ngay với Chúng tôi để được sử dụng dịch vụ một cách tốt nhất.
Cam kết chất lượng dịch vụ:
Công ty Luật TNHH Kiên Trần hoạt động với phương châm “Nơi gửi giữ niềm tin”, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:
- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.
- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.
- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.
Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.
Trân trọng!
(Người viết: Đỗ Huy Hùng; Ngày viết: 22/8/2024)
-------------------------------------
Xem thêm các bài viết liên quan
- Những trường hợp không được sang tên sổ đỏ theo Luật Đất đai 2024
- Luật Đất đai 2024 và sự bảo vệ quyền lợi của người sử dụng đất
- Quản lý và sử dụng đất nông nghiệp theo Luật Đất đai 2024: Cơ hội và thách thức